Vùng đất Thọ Xuân có rất nhiều làng nghề truyền thống, với những sản vật vô cùng đặc sắc.Trong đó, có một làng nghề truyền thống đã sản xuất ra một loại bánh thơm ngon nổi tiếng, đó là bánh gai Tứ Trụ. Bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân) đã nổi tiếng là món quà quê dân dã. Vị ngọt thơm trong chiếc bánh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức.
I. Bánh gai tứ trụ có gì ngon
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua thời ấu thơ với biết bao ký ức ngọt ngào. Trong những ký ức ngọt ngào ấy chắc chắn gắn chặt với các món quà bánh yêu thích thời ấu thơ cùng kỷ niệm sâu sắc khó phai.
Đó là cảm giác thật thú vị mà những đứa trẻ nông thôn nghèo như chúng tôi hằng mong chờ mỗi khi mẹ đi chợ về. Sự háo hức chờ đợi ấy còn là sự háo hức đón nhận tình yêu thương. Nghe tiếng dép của mẹ và đôi quang gánh kêu kẽo kẹt nhìn ra xa thấy mẹ, chị em tôi vui mừng biết bao rồi kêu lên “A! Mẹ về, mẹ mua quà gì cho chúng con không?”
Không đợi mẹ trả lời, chị em tôi lục tìm trong thúng thấy 5 cái bánh gai được bọc trong lá chuối khô. Thường thì mẹ chỉ mua ngoài chợ ở quê tôi là kẹo cau, bánh lỗ tai, nhưng không biết sao hôm đó mẹ lại có bánh gai. Hỏi thì mẹ nói “hôm nay gặp một người bạn gốc Thanh Hóa về thăm quê, nên tặng mẹ mấy cái bánh làm quà cho cháu.
Nghe nói bánh này ngon lắm ăn cho biết”. 5 cái bánh gai ấy, mẹ chia cho chị em chúng tôi mỗi người 2 cái, còn một cái của mẹ. Chúng tôi đón nhận quà như đón nhận một thứ gì đó mà chúng tôi háo hức từ rất lâu. Chỉ có vậy thôi, những món quà quê mẹ đã ban cho chúng tôi tuy đơn sơ, giản dị và ít ỏi về vật chất nhưng chứa đựng trong đó là cả tình yêu thương của mẹ dành cho chúng tôi.
Ánh mắt mẹ cũng rạng rỡ niềm vui. Chỉ thế thôi khiến tôi nhận ra rằng hạnh phúc đôi khi thật giản đơn không đơn thuần chỉ là những món quà đắt tiền, to tát mà hạnh phúc là từ sự thương yêu, ấm áp mà mẹ dành cho con. Quà của mẹ lần đó là 5 cái bánh gai Thanh Hóa, nghe mùi thơm của bánh, vị ngọt của mật mía làm nức mũi chúng tôi.
Màu đen bóng của lá gai, vị thơm của dầu chuối, dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, vị bùi bùi của đậu xanh, mùi thơm thoảng của vừng hấp dẫn người thưởng thức bởi cả sắc, hương, vị khiến thôi thúc người ăn tiếp tục mở những chiếc bánh khác.
Hương vị hấp dẫn khiến chúng tôi không thể nào quên được vì nó ngon, nó thấm thía, ăn như thể “ngậm mà nghe”. Vị bánh ngọt lịm cả tuổi thơ để khi lớn lên vẫn không quên hương vị bánh ấy. Mỗi lần ăn bánh gai Thanh Hóa là ký ức tuổi thơ lại ùa về. Nhớ cái ngày nghèo khó cùng những chiếc bánh gai Thanh Hóa mẹ chia cho hai chị em chụm đầu ăn ngon lành.
Hình ảnh ấy trở thành miền ký ức trong sáng, đẹp đẽ và ấm áp của tuổi thơ. Món quà quê dân dã, mộc mạc ấy sẽ lưu mãi trong tiềm thức chị em chúng tôi. Sau này trưởng thành mỗi lần có dịp ra Thanh Hóa hoặc có người quen ngoài đó tôi đều mua bánh gai Thanh Hóa về làm quà.
Những lúc ngồi với bạn bè tâm giao nói chuyện, hàn huyên thưởng thức bên tách trà nóng, ăn một miếng bánh gai Thanh Hóa, bánh tan mịn trong miệng với hương vị ngọt đậm đà thì thật còn gì bằng. Bánh gai Thanh Hóa không thể ăn vội vàng mà chỉ có thể chầm chậm cho từng miếng mỏng lên miệng, để vị ngọt thơm tan dần nơi đầu lưỡi mới có thể cảm nhận hết sự tinh tế.
Theo tìm hiểu tôi được biết món bánh nổi tiếng của người Thanh Hóa có lịch sử gần hai thế kỷ. Theo người dân làng Mía (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), một làng cổ tồn tại hàng nghìn năm bên bờ sông Chu – nghề làm bánh gai nơi đây có nguồn gốc từ thế kỷ 15, thời Hậu Lê.
Thời đó, bánh gai làng Mía là sản vật chỉ được dùng tiến vua Lê và trong các dịp giỗ anh hùng Lê Lai, Lê Lợi, tết, đình đám quan trọng của quốc gia, vì thế bánh gai nơi này còn có tên gọi khác là bánh tiến vua. Bánh gai thì có rất nhiều làng quê trong tỉnh Thanh Hóa, trong nước làm nhưng để có được bánh gai như ở Tứ Trụ (xã Thọ Diên) thì chưa hẳn đã có nơi nào bằng.
Cái tên bánh gai Tứ Trụ cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng của Thanh Hóa để phân biệt với các loại bánh gai ở các tỉnh khác. Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai tiến vua của làng Mía thì không thể quên được hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã này.
II. Bánh gai tứ trụ mua ở đâu
Bánh gai được làm nên bởi nguyên liệu chính là đậu xanh và lá gai. Đây lầ một trong những đặc sản Bắc bộ được nhiều thực khách tìm kiếm. Để bạn tìm được địa chỉ uy tín, Ẩm thực 24h sẽ giới thiệu top 3 cửa hàng bán bánh gai ở Hà Nội bảo đảm chất lượng nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
+ Bánh Gai Tứ Trụ – Thương Hiệu Ẩm Thực 24H
Bánh gai Tứ Trụ – Đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng. Cửa hàng bán bánh gai Ẩm Thực 24H ở Hà Nội chuyên phân phối dòng bánh Tứ Trụ loại đặc Biệt giá ở đây rất hợp lý, chỉ 10k/ 1 chiếc. Đây là loại bánh được khách hàng thường đặt để làm cỗ cưới, hỏi, giỗ chạp, tết nhất. Hoặc có thể làm quà cho những người thân yêu, bạn bè, cấp trên hoặc đối tác thân thiết…
Bánh gai thương hiệu Ẩm Thực 24H thơm ngon, mềm dẻo. Với nhân đầy đặn, đủ vị rất cuốn hút. Bánh đảm bảo chất lượng, không chứa chất bảo quản. Với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm tinh túy và an toàn nhất.
Tuy nguyên liệu chủ lực làm nên bánh Gai là nếp và đậu xanh nhưng linh hồn chiếc bánh Gai lại chính là lá Gai. Nhân được làm từ đậu xanh, thịt heo nạc cùng một số gia vị khác như đường, muối, nước mắm, dầu chuối… Hương vị của bánh tạo cho người thưởng thức một cảm giác thật khó quên.
Chính bởi thế mà bánh gai Tiến Vua thương hiệu Ẩm Thực 24H đã trở thành món quà đầy tự hào và yêu thương của người xứ Thanh gửi đi mọi miền.
+ Nếp Hương – Địa Điểm Bán Bánh Gai Ở Hà Nội
Nếp Hương là một trong những địa chỉ bán bánh gai ở Hà Nội đặc sản Hải Dương đảm bảo chất lượng. Cửa hàng nổi tiếng là nơi tập trung nhiều đặc sản của nhiều vùng miền. Ở đây, không chỉ có bánh gai mà bạn còn có thể tìm thấy nhiều đặc sản khác như bánh chả, bánh nướng,… Bánh ở đây thơm, không quá cứng cũng không bị nhão. Nhân đậu ngon, có hương vị đặc biệt. Nhờ đó mà luôn thu hút được khách hàng.
Bánh ở đây được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, lá gai, đỗ xanh, đường mật mía, lá chuối khô. Và một số nguyên liệu khác như dừa bánh tẻ, mỡ lợn, vừng, dầu thực vật, đường kính trắng, bí đao, hạt sen, hương liệu. Đặc biệt, nhân bánh đủ vị, được làm bằng đỗ xanh, mỡ, dừa, mứt sen, mứt bí, đường, dầu chuối. Qua nhiều công đoạn công phu, làm nên chiếc bánh gai thơm ngon hấp dẫn.
III. Giá bánh gai tứ trụ
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc biệt của đỗ xanh và gạo nếp. Và bánh gai tứ trụ là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Thanh Hóa.
Chắc hẳn khi đến với miền đất xứ Thanh, quý khách không thể nào bỏ lỡ thưởng thức món đặc sản này. Bánh gai được bày bán nhiều tại các điểm dừng chân, những tuyến đường dọc đường quốc lộ……Rất thuận tiện để quý khách có thể mua về làm quà và thưởng thức.
Tuy quy trình làm bánh gai hơi phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên bánh lại lại có giá bán vô cùng phải chăng và hợp lý. Trung bình giá bánh gai bán ra thị trường chỉ từ 5.000đ/cái và được bán theo chục tức chỉ 50.000đ/chục.
Cách bảo quản, bánh gai ăn trực tiếp sẽ ngon hơn hoặc quý khách có thể để ngoài tự nhiên khoảng 3 – 5 ngày. Không nên bỏ vào tủ lạnh vì bánh sẽ bị cứng không ngon.
IV. Cách làm bánh gai tứ trụ
Bánh gai (bánh ít lá gai) là loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam. Nổi tiếng nhất phải kể đến bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Tứ Trụ thuộc tổng Diên Hào, phủ Thọ Xuân (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
– Để làm bánh gai ngon bạn cần tiến hành những bước sau:
+ Chuẩn vị nguyên liệu
– 500g bột nếp.
– 500g lá gai tươi.
– 100g bột sắn.
– 300g đậu xanh cà vỏ.
– 300g đường trắng.
– Lạt tre hoặc dây bao nilon.
– 30g vừng (mè) trắng.
– Lá chuối khô kích cỡ 20 x 30cm.
– 100g mỡ heo.
– 150g dừa khô nạo.
– Dầu ăn, nước hoa bưởi.
+ Cách làm bánh gai tứ trụ
– Đậu xanh ngâm với nước khoảng 2 – 3 tiếng rồi đãi sạch. Tiếp đến cho vào hấp hoặc nấu chín. Khi đậu xanh nguội thì cho vào máy xay hoặc cho vào cối giã nhuyễn.
– Lá gai mua về đem xé làm đôi và tước bỏ phần sống lá, phần xơ của lá rồi đem rửa sạch với nước, vớt ra rồi để ráo.
– Cho nước sạch vào nồi đun sôi, trút lá gai vào luộc cho lá mềm nhừ rồi vớt ra để cho ráo nước. Sau khi lá gai đã nguội và ráo nước thì cho vào máy xay sinh tố xay mịn hoặc cho vào cối giã nát. Dùng rây lọc lấy nước cốt.
– Cho bột sắn và bột nếp vào chung một cái tô lớn và trộn đều, sau đó thêm khoảng 150g đường cùng với nước lá gai đã xay, giã mịn tiếp tục trộn đều. Dùng tay nhào bột cho thật đều, thật kĩ (phải nhào cho thật kĩ vỏ bánh của chúng ta được mịn, mềm, dẻo và bóng đều).
– Bắc chảo nóng lên bếp, rang vừng cho thơm.
– Mỡ heo rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Khi mỡ chín, vớt ra cắt hạt lựu và trộn cùng 2 muỗng đường. Trộn cho tới lúc mỡ chuyển màu trong và đường tan thì bỏ đi phần nước đường thừa, vớt lấy phần mỡ cho vào làm nhân bánh.
– Cho mỡ vào bát đậu xanh xay nhuyến + dừa nạo + tinh dầu hoa bưởi + đường (nhiều ít tùy khẩu vị), trộn đều tất cả lên. Sau khi đã trộn xong thì cho từng vắt nhân vào lòng bàn tay và viên nhân lại thành những viên tròn nhỏ.
– Dùng khăn sạch lau cho sạch miếng lá chuối khô để cho lá mềm, tiếp đến xoa vào tay một ít dầu ăn và cũng xoa một ít vào mặt trong của lá chuối (mặt tiếp xúc với bột bánh).
– Vắt lấy chút bột dàn ra trên lòng bàn tay rồi cho một viên nhân đậu xanh vào giữa, vê lại cho nhân nằm gọn giữa lòng chiếc bánh, xoa cho bánh tròn thì lăn bánh trên chiếc mâm đã rải đều hạt vừng.
– Trải hai miếng lá chuối dè lên nhau theo hình chữ thập và cho bánh đã vo viên, tạo hình vào giữa và gói lại, buộc lạt cho chắc chắn. Tương tự chúng ta thực hiện như vậy cho tới khi hết bánh, hết nhân.
– Xếp bánh đã gói xong vào nồi hấp (cho nhiều nước, đun với lửa lớn). Hấp trong khoảng 30 phút kể từ sau khi nước bắt đầu sôi. Sau 30 phút thì bánh đã chín, tắt bếp và cho bánh ra nơi thoáng, nhiều gió để bánh nguội.
– Bánh gai ngon lúc thưởng thức khi nguội, vì nóng khiến cho bột nếp chưa cô lại, ăn sẽ nhão.
Be the first to review “Bánh Gai Tứ Trụ, Đặc Sản Tiến Vua”